Nước mắt là một phần tự nhiên của hệ thống sinh học của cơ thể con người và thường không gây hại. Thực tế, nước mắt có nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giúp bảo vệ và dưỡng ẩm cho mắt, giúp loại bỏ tạp chất và vi khuẩn và thậm chí có thể có tác dụng kháng khuẩn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước mắt có thể có tác động gây tiêu cực cho mắt của bạn. Ngay bây giờ, hãy xem bài viết để hiểu rõ lý do nước mắt gây hại như thế nào để tìm ra giải pháp nhé!
Nội dung chính
Tưởng không hại mà hại không tưởng ở nước mắt
Việc khóc nhiều có thể liên quan đến hoạt động của tuyến lệ (lacrimal gland) trong mắt. Tuyến lệ là một phần của hệ thống sản xuất nước mắt của mắt con người. Khi bạn cảm thấy xúc động, bị kích thích hoặc có cảm xúc mạnh, tuyến lệ có thể sản xuất nước mắt để giúp giải tỏa cảm xúc và làm sạch bề mặt mắt. Tuyến lệ nằm trong vùng gần góc trong của mắt và bắt đầu tiết ra nước mắt. Nước mắt sau đó trải qua mắt và được lưu thông ra ngoài qua các lỗ lỗ lên trên mí mắt. Từ đó, nước mắt chảy xuống và chảy ra khỏi mắt thông qua lỗ nước mắt dưới, được tiếp quản bởi hệ thống điều hành ống dẫn nước mắt.
Độ pH của nước mắt thường nằm trong khoảng từ 7,0 đến 7,4. Điều này có nghĩa là nước mắt có tính kiềm (alkaline) nhẹ, tức là độ pH 7,0 là giá trị trung bình, thể hiện sự cân bằng giữa tính axit và tính kiềm. Dù vậy, độ pH của nước mắt có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mắt và cơ thể. Ví dụ, trong trường hợp mắt bị nhiễm trùng hoặc bị kích ứng, độ pH có thể tăng lên (trở nên kiềm hơn). Nói chung, các biến đổi tạm thời trong độ pH của nước mắt không gây hại cho sức khỏe tổng thể. Nhưng nếu biến đổi đột ngột hay kéo dài sự bất thường của độ pH thì lúc này là lúc mà nước mắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Một số tác nhân gây ảnh hưởng đến cơ thể
1. Thay đổi tâm trạng và tinh thần
Là người hay khóc? Bạn thường xuyên khóc hoặc bị rơi vào tình trạng tinh thần buồn bã, có thể dẫn đến trạng thái tâm lý không ổn định và cảm giác trầm cảm.
2. Tác động về tinh thần và thể chất
Việc khóc nhiều liên quan đến tình trạng tâm lý, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm và căng thẳng.
Khóc có thể gây ra một số tác động thể chất ngắn hạn, chẳng hạn như đỏ mắt, sưng mí mắt, đau đầu hoặc cảm giác mệt mỏi. Trong quá trình khóc, cơ bắp của mắt và cơ bắp xung quanh mí mắt có thể trải qua sự co bóp và giãn nở, tạo ra áp lực và căng thẳng cơ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi sau khi khóc, bạn có thấy đúng với bản thân mình hay không?
3. Tác động đến hệ thống miễn dịch
Việc khóc quá nhiều có thể dẫn đến sự giảm sút của hệ thống miễn dịch, đặc biệt nếu nó kéo dài trong thời gian dài và gắn liền với căng thẳng hoặc áp lực. Khóc dẫn đến tình trạng căng thẳng kéo dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bạn. Stress và căng thẳng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, tiểu đường, và bệnh tim mạch.
Những lý do khiến nước mắt trở nên có hại hơn bao giờ hết
Nước mắt chứa một số thành phần có thể gây kích ứng cho da nếu tiếp xúc lâu dài hoặc nếu da nhạy cảm. Để biết cụ thể hơn hãy cùng nghiên cứu để giúp bạn tránh những nguy cơ độc hại này ngay thôi nào!
1. Chất có trong nước mắt
Nước mắt chứa nhiều thành phần như muối, enzym, immunoglobulin (IgA), mucus và các dưỡng chất tự nhiên để bảo vệ mắt khỏi vi khuẩn và tạp chất. Một số trong số này có thể gây kích ứng cho da nếu tiếp xúc lâu dài, không phải gì nhiều cũng tốt là minh chứng cho việc nước mắt chảy nhiều sẽ khiến da bị sạm hơn bình thường và kéo theo đó là một số những vấn đề về da khác.
2. Áp lực nước mắt
Khi nước mắt chảy từ mắt xuống da, áp lực và ma sát có thể gây khó chịu cho da thậm chí còn gây rát, cảm giác nóng trên mặt dù là chỉ rơi nước mắt, đặc biệt là da nhạy cảm hoặc bị tổn thương. Bỗng dưng, soi gương thấy làn da mình không còn được đẹp như trước nữa, bạn suy nghĩ lý do là gì? Dù vậy, bạn cũng sẽ không bao giờ nghĩ tới việc rơi nước mắt cũng ảnh hưởng xấu đến làn da, nguyên nhân là đây chứ đâu!
3. Da nhạy cảm và vùng quanh mắt
Có ai nói cho bạn biết rằng da vùng quanh mắt thường là vùng da mỏng và nhạy cảm nhất trên khuôn mặt con người chưa? Đối với những người có da nhạy cảm, tiếp xúc với nước mắt có thể gây kích ứng, đỏ và ngứa, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và trong giao tiếp nữa. Theo thời gian, da con người sẽ ngày càng trở nên lão hoá dần, vùng quanh mắt cần phải được chăm sóc khi không chỉ đến từ những đồ mỹ phẩm dưỡng da không thôi mà còn phải cải thiện tâm lý tránh tình trạng rơi nước mắt nhiều, khiến cho da ở vùng quanh mắt xấu đi.
4. Thời gian tiếp xúc lâu dài
Nếu da tiếp xúc với nước mắt trong thời gian dài, chẳng hạn như trong trường hợp người tiếp xúc với nước mắt mắc bệnh viêm kết mạc hoặc nhiễm trùng, thì có thể gây kích ứng và vấn đề về da. Khi bạn khóc quá nhiều khiến cho tuyến lệ sản xuất nước mắt nhiều hơn bình thường điều này có thể làm cho mắt trở nên mờ do lượng nước mắt tăng. Cấu trúc của nước mắt có thể thay đổi, độ pH của nước mắt có thể tăng lên, làm thay đổi tính chất của nước mắt cũng khiến cho mắt mờ hơn.
Các bệnh viêm nhiễm kết mạc hoặc nhiễm khuẩn mắt có thể gây chảy nước mắt và khóc nhiều càng làm cho “cửa sổ tâm hồn” bạn trở nên kém hấp dẫn khi đưa ánh nhìn hướng về mọi người, mọi thứ xung quanh. Đôi mắt quan trọng trên gương mặt bạn rất nhiều, vì vậy hãy tham khảo những cách bảo vệ đôi mắt của mình dưới đây để áp dụng cho bản thân ngay và luôn bạn nhé!
Rơi lệ và biện pháp bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”
Bản thân là người hay khóc? Muốn kiềm chế cảnh rơi lệ trong những tình huống xuất hiện trong cuộc sống? Bài viết này dành cho bạn đọc để rút ra những quy tắc và kinh nghiệm cho bản thân tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra. Hãy chia sẻ cho cả bạn bè và những người thân yêu của mình để họ có những cách giúp đôi mắt trở nên long lanh, khỏe khoắn cùng với bạn.
- Rửa sạch nước mắt khỏi da bằng nước sạch và sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho vùng da quanh mắt để duy trì độ ẩm và bảo vệ da.
- Tránh tiếp xúc lâu dài với nước mắt, đặc biệt là trong tình huống căng thẳng hoặc khi da đã bị tổn thương.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với làn da nhạy cảm và không chứa các thành phần gây kích ứng hay vô tình để bay vào mắt gây hại cho đôi mắt, nếu mắt bạn bẩm sinh đã kém thì hãy bảo vệ đôi mắt mình bằng cách sử dụng kính chống nắng, chống bụi.
- Nếu bạn gặp vấn đề về mắt, hãy thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách, không được tự ý mua thuốc cũng như sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc tránh bị dụ dỗ bởi những bài quảng cáo về thuốc có công dụng như “thuốc tiên”.
- Nếu mắt đang trong trạng thái bình thường mà vẫn muốn mắt không bị khô, không bị ngứa, muốn mắt khoẻ hơn hãy dùng những lọ thuốc nhỏ mắt được khuyên dùng như: nước muối sinh lý (natri clorid 0.9%).
Trên đây là một số biện pháp hữu ích chắc chắn bạn sẽ cần với mỗi ngày một kiến thức mới được mở mang hơn. Nước mắt – dấu vết của cảm xúc, biểu tượng của trái tim và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Được sinh ra từ niềm vui, nỗi buồn với mọi trạng thái tinh thần khác nhau, nước mắt có sức mạnh đặc biệt để kết nối con người với nhau. Biết lúc nào nên rơi lệ, đôi khi giọt nước mắt cũng chứa chan những sự cảm động, hạnh phúc mỗi người, những lúc như vậy thì hãy trân trọng và không ngần ngại khi nước mắt trào ra, vì đó là biểu hiện chân thành của tâm hồn.
Bởi vậy mới thấy, nước mắt đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mỗi một con người. Dù nước mắt không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức báo động đỏ nhưng biết được thêm chủ đề này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin hơn trong cuộc sống, những kiến thức hữu ích có tác dụng bổ sung tri thức về sức khoẻ bản thân. Qua đó, thông điệp muốn gửi đến bạn là hãy trân trọng và bảo vệ đôi mắt của mình, bởi chúng là cửa sổ tâm hồn và một phần không thể thiếu của cuộc sống.