Nội dung chính
I. Học phí phản ánh điều gì?
II. Thách Thức
III. Kiểm soát học phí bằng cách nào?
IV. Học phí của một số trường đại học tại Hà Nội
1. Đại học Bách khoa
Học phí Đại học Bách khoa Hà Nội trong ba năm qua là 20 triệu đồng một năm với các chương trình chuẩn và cao nhất khoảng 80 triệu đồng với chương trình đào tạo quốc tế. Năm 2023, mức phải chi trả của sinh viên tại Đại học Bách khoa Hà Nội dao động 23-90 triệu đồng một năm (tăng 1 triệu đồng so với năm trước đó).
Mức này được Đại học Bách khoa Hà Nội chia thành 5 nhóm ngành/chương trình đào tạo.
Nhóm 1, các ngành Cơ khí, Điện – Điện tử, Công nghệ thông tin, Toán Tin, Sinh học – Thực phẩm đào tạo hệ chuẩn có mức thu từ 26 – 29 triệu đồng.
Nhóm 2, các ngành Kỹ thuật hóa học, Hóa học, Môi trường, Vật liệu, Vật lý kỹ thuật, Dệt May, Kinh tế Quản lý, Công nghệ giáo dục từ 23 – 26 triệu đồng/năm.
Nhóm 3, các chương trình chất lượng cao, ELITECH từ 33 – 42 triệu đồng/năm học, riêng các chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có học phí 57 – 58 triệu đồng/năm học.
Nhóm 4, chương trình song bằng tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế đóng 45 triệu đồng/năm học (đã bao gồm phí ghi danh).
Nhóm 5, các chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác (chương trình quốc tế) và liên kết đào tạo quốc tế (đối tác nước ngoài cấp bằng) mức phí 25 đến 30 triệu đồng/học kỳ (riêng chương trình TROY-BA và TROY-IT một năm học có 3 học kỳ, số tiền học phí cao nhất sẽ khoảng 75 – 90 triệu đồng/năm).
Đại học Bách khoa Hà Nội cũng quy định rõ mức học phí có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 8% – 10% mỗi năm.
Số tiền tín chỉ phải thanh toán tại Bách khoa có mức từ 600 nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng/tín chỉ tại trường đại học này.
2. Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tại đây, số tiền tín chỉ tăng 5-10%/năm, vào năm 2023 là từ hơn 500 nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng tuỳ các ngành khác nhau tại AJC.
Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị như Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam) được miễn học phí thì tất cả các ngành còn lại đều phải đóng học phí theo mức quy định tại Học viện.
Các ngành khác thuộc hệ đại trà: mức học phí phải nộp mỗi kỳ sẽ là 506 nghìn đồng/tín
Đối với các ngành thuộc hệ chất lượng cao là: 1,4 triệu đồng.
Các bạn hãy tham khảo các ngành mình thực sự thích và phù hợp với túi tiền với của bạn nhé!
3. Đại học Kinh tế quốc dân
Theo đó, với hệ đào tạo đại học chính quy đại trà K59 trở về trước (128TC + 4TC Thể dục và 8TC GDQP), mức học phí dao động từ 1.055.000 – 3.50.000 đồng/sinh viên/tháng, tương ứng với 10.550.000 – 35.000.000 đồng/sinh viên/năm học (10 tháng).
Với hệ đào tạo đại học chính quy đại trà K60, K61, K62, K63, K64, học phí từ 1.500.000 – 3.500.000 đồng/sinh viên/tháng, tương đương 15.000.000 – 35.000.000 đồng/sinh viên/năm học (10 tháng).
Với hệ đào tạo đại học chính quy đại trà K65 (tuyển sinh năm 2023), học phí là 2.000.000 đồng/sinh viên/tháng, tương đương 20.000.000 đồng/sinh viên/năm học (10 tháng).
Đây có thể nói, đây là một trong những trường đại học tại Hà Nội có mức học phí thuộc dạng “đắt đỏ” thuộc hàng top, nhưng chất lượng dạy học có thể nói là luôn được khen ngợi trong rất nhiều năm qua.
4. Đại học Ngoại thương
Mức học phí có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 8% – 10% mỗi năm.
Với mức học phí phải chi trả cho số tín chỉ là dao động từ 450 nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng/tín chỉ. Mức giá trung bình cao đối với sinh viên đồng thời chất lượng FTU luôn được nhắc đến là “chất lượng cao” là đủ thấy thực tế với số tiền các bạn bỏ ra cho trường đại học này hoàn toàn là xứng đáng không chỉ là cơ sở vật chất, dịch vụ sinh viên được trải nghiệm mà còn là chất lượng giảng dạy chuyên môn của mỗi giảng viên trong đó. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé.
Tóm lại, Học phí Trường Đại học Ngoại thương dự kiến tăng 5-10 triệu đồng/năm học, nhưng không quá 10%. Theo đó, với mỗi ngành thì mức học phí cũng khác nhau, tại đây thì trường có 3 nhóm ngành với mức học phí phải đóng cho mỗi tháng là 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng và mỗi năm là khoảng hơn 10 triệu đồng đến hơn 20 triệu đồng đối với nhóm ngành thứ ba.
5. Đại học Thương mại
Học phí chương trình đào tạo chuẩn: từ 2.300.000 đến 2.500.000 đồng/tháng theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo, tương đương 23 – 25 triệu đồng/năm. Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp: 2.500.000 đồng/tháng, tương đương 25 triệu đồng/năm. Cho thấy trường là có mức học phí tương đối cao nhưng chưa đến mức đắt đỏ so với một số trường tư thục tại Hà Nội, theo đó cơ sở vật chất của Đại học Thương mại cũng được đầu tư tương xứng với số tiền mà mỗi sinh viên bỏ ra đồng thời đội ngũ giảng viên cũng vô cùng tinh nhuệ phù hợp với chất lượng giáo dục mà số tiền phải đóng mỗi tháng.
Mức thu học phí hằng năm tăng tối đa 12,5% so với năm trước liên kề (theo nghị định 81/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ).
Học phí tại các trường đại học tại Hà Nội là một chủ đề quan trọng, liên quan đến chất lượng giáo dục, khả năng tiếp cận và phát triển của các trường đại học. Việc cân nhắc và tìm kiếm giải pháp hợp lý để đảm bảo tính công bằng và chất lượng trong giáo dục đại học sẽ là một thách thức quan trọng trong tương lai của Hà Nội.