Cuộc sống ngày càng hối hả và mạng xã hội chiếm ưu thế, reo giắc cho con người một hội chứng vừa lạ vừa quen, đó chính là FOMO. Vậy FOMO là gì và làm thế nào để đánh bại FOMO, tìm lại cuộc sống và con người thật của chính bản thân mình?
Nội dung chính
FOMO là gì?
Thuật ngữ FOMO lần đầu xuất hiện và được nghiên cứu vào năm 2004. FOMO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Fear of Missing Out”, có nghĩa là nỗi sợ bị bỏ lỡ những trải nghiệm, sự kiện, hoặc thông tin quan trọng nào đó mà người khác đang có. Đây là cảm xúc không thoải mái, lo lắng và căng thẳng mà một người có thể trải qua khi cảm thấy bị bỏ rơi, không tham gia vào những điều “hot” hoặc quan trọng mà người khác đang tham gia.
Sự phát triển của FOMO
Hiểu được FOMO là gì, vậy bạn có thắc mắc tại sao dù xuất hiện từ sớm nhưng dạo gần đây chúng ta mới nghe thấy cụm từ này?
Kể từ khi mạng xã hội xuất hiện, FOMO trở nên phổ biến hơn và được nghiên cứu nhiều hơn. Mạng xã hội đã phát triển hiện tượng FOMO theo nhiều cách. Mạng xã hội khiến bạn kết nối được với nhiều người hơn, vô hình chung bạn so sánh cuộc sống hàng ngày của mình với cuộc sống của người khác.
Do đó, cảm giác “bình thường” của bạn trở nên méo mó và bạn có cảm giác mình đang kém hơn so với bạn bè. Ví dụ như khi nhìn thấy những bức ảnh của bạn bè đang tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ mà không có bạn, thứ mà thật không dễ dàng để nhìn thấy thường xuyên ở các thế hệ trước đây.
Mạng xã hội tạo ra một nền tảng cho việc “flexing” (khoe khoang), đó là nơi mà mọi thứ mà thậm chí là hạnh phúc chính mình dường như đang được mang ra cạnh tranh. Mọi người khoe ra thành tích tốt nhất, hoàn hảo nhất của họ, điều này có thể khiến bạn tự hỏi mình đang thiếu điều gì. Từ đó dẫn đến tâm lý FOMO.
Những cụm từ khác liên quan đến FOMO
Từ FOMO, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu ra những cảm xúc khác khác như:
- FOBO (Fear of Better Options): nỗi sợ rằng bạn đang bỏ lỡ các lựa chọn tốt hơn có thể có.
- MOMO (Mystery of Missing Out): nỗi sợ bị bỏ lỡ nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào về điều bạn đang bỏ lỡ.
- ROMO: (Reality of Missing Out): Đây ám chỉ việc nhận ra rằng bạn không bỏ lỡ bất cứ điều gì.
- FOJI (Fear of Joining In): nỗi sợ chia sẻ thông tin trên mạng xã hội nhưng không nhận được phản hồi nào. JOMO (Joy of Missing Out): đối lập với FOMO, ám chỉ những cảm xúc tích cực khi bỏ lỡ hoặc tách rời khỏi xã hội.
Những ảnh hưởng từ FOMO là gì?
1. FOMO và sức khoẻ tâm thần
FOMO (Fear of Missing Out) gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và tinh thần của mỗi người. Cảm giác lo lắng và căng thẳng thường xuyên xuất hiện khi bạn so sánh cuộc sống của mình với người khác trên mạng xã hội. Hành động này làm giảm tinh thần lạc quan, tạo ra cảm giác tự ti và không hạnh phúc với bản thân, đồng thời làm mất cân bằng trong cảm xúc.
2. FOMO và Quan hệ Xã hội
Áp lực từ FOMO có thể gây nên cảm giác cô đơn khi bạn cảm thấy bị lạc lõng khỏi nhóm bạn hoặc không tham gia vào những hoạt động mà người khác đang tham gia. Nó có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, tạo ra áp lực trong các mối quan hệ khi bạn cảm thấy phải tham gia vào các hoạt động chỉ để tránh bị bỏ lỡ, thay vì tận hưởng niềm vui thực sự.
3. Sức khỏe thể chất
Tác động của FOMO tới thể chất là gì, như thế nào? Không chỉ dừng lại ở tinh thần, FOMO được chứng minh có thể gây ra vấn đề về chất lượng giấc ngủ do lo lắng kéo dài, dẫn đến mệt mỏi và thiếu tập trung trong công việc và học tập. Tình trạng lo lắng và căng thẳng cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe vật lý, như làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao và rối loạn tiêu hóa.
4. Hành vi và Tư duy
FOMO thường dẫn đến việc dành nhiều thời gian trên mạng xã hội, tạo ra sự phụ thuộc và sử dụng quá mức mạng xã hội. So sánh không lành mạnh với người khác trên mạng có thể dẫn đến tư duy không chính xác về cuộc sống và giá trị cá nhân, ảnh hưởng đến cách bạn đánh giá về chính bản thân mình.
Làm thế nào để vượt qua FOMO?
1. Thay đổi trọng tâm của bạn
Thay vì tập trung vào những thứ bạn thiếu, hãy thử chú ý đến những gì bạn đã có. Nghe thì dễ nói hơn làm bởi trên mạng xã hội là nơi chúng ta có thể bị tràn ngập bởi hình ảnh về những thứ mà chúng ta không có, nhưng điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Kết bạn với người tích cực; ẩn đi những người thường khoác lác quá nhiều hoặc đơn giản không giúp ích gì cho bạn.
Bạn có thể thay đổi feed của mình để hiển thị ít hơn những nội dung kích thích FOMO và nhiều hơn những điều khiến bạn cảm thấy tốt về bản thân.
2. Giảm thiểu thời gian dùng điện thoại
Dành quá nhiều thời gian trên điện thoại hoặc các ứng dụng mạng xã hội có thể làm tăng khả năng FOMO. Giảm thiểu việc sử dụng, hoặc thậm chí là thực hiện “digital detox” – một thời gian tạm nghỉ không sử dụng thiết bị điện tử, có thể giúp bạn tập trung hơn vào cuộc sống của mình.
Nếu việc thực hiện detox này hoàn toàn không thực hiện được, bạn có thể từ từ hạn chế việc sử dụng một số ứng dụng mạng xã hội thường xuyên làm bạn FOMO. Tạm thời gỡ bỏ những ứng dụng đó, đặt giới hạn thời gian hàng ngày hoặc dọn dẹp feed để loại bỏ những người khiến bạn cảm thấy tiêu cực về bản thân.
3. Ghi chép nhật ký
Thường thì người ta thích đăng bài trên mạng xã hội để ghi chép những khoảnh khắc vui vẻ. Tuy nhiên, có thể bạn đang để ý quá nhiều về việc được người khác công nhận trải nghiệm của bạn trên mạng. Nếu đúng như vậy, bạn có thể lấy ảnh và kỷ niệm của mình lưu trữ chúng trong một nhật ký cá nhân, dù đó là trên mạng hoặc trên giấy.
Việc ghi chép nhật ký có thể giúp bạn dời trọng tâm từ việc cần cái xác nhận của mạng xã hội sang tự tận hưởng những điều làm cuộc sống của bạn trở nên tuyệt vời. Sự dịch chuyển này đôi khi có thể giúp bạn thoát ra khỏi chu trình mạng xã hội và FOMO.
4. Tập trung vào những mối quan hệ thực sự chất lượng
Cảm giác cô đơn hoặc bị cô lập thực sự là cách não bộ của chúng ta báo hiệu rằng chúng ta muốn tìm kiếm kết nối mạnh mẽ hơn với người khác và tăng cảm giác thuộc về một cộng đồng. Nhưng sự thật là việc tham gia vào mạng xã hội không phải là cách hiệu quả để làm điều này. Thay vì cố gắng kết nối nhiều hơn với mọi người trên mạng xã hội, tại sao không tổ chức cuộc gặp gỡ trực tiếp với ai đó?